Dấu mã số thuế không chỉ có tác dụng quản lý các giao dịch của cá nhân hay doanh nghiệp, giúp cá nhân và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mà còn cung cấp các thông tin của cá nhân hay doanh nghiệp đó để cơ quan, người tiêu dùng hay doanh nghiệp khác có thể biết đến. Khi sử dụng dấu mã số thuế thì doanh nghiệp có thể thuận tiện và dễ dàng hơn khi thực hiện các nghĩa vụ và thuế hay các giao dịch khác của doanh nghiệp. Tránh các sai sót mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Mẫu dấu chữ nhật (gọi chung là dấu vuông) hiện nay chưa có giá trị pháp lý, dấu vuông mã số thuế có giá trị khác với dấu tròn mã số thuế. Dấu sử dụng nội bộ hoặc đóng vào các văn bản, giấy tờ, thư từ, chứng từ cần thể hiện thông tin cá nhân hay doanh nghiệp cần có.
1.Nội dung dấu mã số thuế
Để thể hiện đủ thông tin, dấu Mã số thuế cần có:
- Tên: tên doanh nghiệp/ Tên đơn vị / Tên hộ kinh doanh/ Tên cá nhân/ Tên cửa hàng/…
- Mã số thuế: Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế hộ kinh doanh/ Mã số thuế cá nhân
- Địa chỉ: Theo địa chỉ được cập nhật trên Giấy phép đăng ký kinh doanh/ Địa chỉ đã đăng ký kinh doanh
- Số tài khoản / Số điện thoại (Tùy theo nhu cầu cá nhân – Không bắt buộc)
2. Kích thước dấu thường sử dụng
Kích thước phổ biến: 22x58mm
Nếu thông tin có nội dung dài, bạn có thể làm lên kích thước lớn hơn: 25x70mm, 27x65mm, 38x75mm,… để đảm bảo dấu đóng ra chữ được rõ ràng, sắc nét. Về kích thước dấu cũng không có quy chuẩn nhất định mà chủ yếu sẽ làm theo độ dài nội dung muốn thể hiện trên dấu. Bạn có thể gửi nội dung cần làm cho Khắc dấu Hoàng Nguyễn, xưởng sẽ dựa trên độ dài nội dung và tư vấn cỡ dấu phù hợp nhất.
3. Màu mực dấu mã số thuế
Dấu mã số thuế không bắt buộc cố định một màu mực, dấu có thể dùng mực xanh than /đỏ/ đen tùy theo nhu cầu sử dụng.
Màu mực phổ biến: Đỏ và Xanh than